Số lượt xem: 252
Năm 2018, Tài liệu Văn hóa EVNNPT đã được ban hành và phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong toàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), bao gồm Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi, Chuẩn mực đạo đức, Quy tắc ứng xử, Văn hóa giao tiếp,… Tài liệu đã nhanh chóng được đông đảo CBCNV đón nhận, học tập, ghi nhớ và áp dụng.
Năm 2020, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tiếp tục phát hành “Tài liệu Giá trị cốt lõi và Chuẩn mực đạo đức Văn hóa EVNNPT”, trong đó sẽ lý giải vì sao lãnh đạo EVNNPT lựa chọn 5 giá trị cốt lõi là Tuân thủ, Tôn trọng, Trách nhiệm, Tận tâm và Tin tưởng (gọi tắt là 5T).
Những giá trị này sẽ được làm rõ và định hướng thành những hành động cụ thể. Về chuẩn mực đạo đức, tài liệu sẽ dẫn chứng những câu chuyện điển hình đang diễn ra trong hoạt động hàng ngày của toàn thể CBCNV. Đây sẽ là những minh chứng cho các chuẩn mực đạo đức mà con người EVNNPT đang thực hiện và hướng tới.
Qua những câu chuyện này, mỗi CBCNV có thể nhận ra chính cá nhân mình, biết đồng nghiệp của mình đã có những hành động đáng trân trọng, qua đó hiểu rõ hơn ý nghĩa, giá trị của các chuẩn mực đạo đức và tự giác thực hiện.
Có thể hiểu Nội dung của Tài liệu được kết tinh bởi 5 giá trị bền vững và cốt lõi: Tuân thủ, Tôn trọng, Trách nhiệm, tận tâm và tin tưởng… Cùng với đó là 5 chuẩn mực đạo đức, 15 quy tắc ứng xử và 18 văn hóa giao tiếp, được vận dụng xuyên suốt trong công việc, cuộc sống, tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng NPT với thông điệp của người đứng đầu Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Hãy cùng nhau đưa EVNNPT lên tầm cao mới, trở thành niềm tự hào chung của mỗi chúng ta! – Đó là thông điệp của “Tài liệu Giá trị cốt lõi và Chuẩn mực đạo đức Văn hóa EVNNPT” hướng đến.QUY TẮC ỨNG XỬ: - Để đạt được sự thống nhất trong phong cách thể hiện và sự phối hợp khi hành động phải có những chỉ dẫn về nguyên tắc, cách thức ra quyết định và hành động có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người. - Quy tắc ứng xử là những hướng dẫn, quy định về hành vi của một tổ chức cần được các thành viên tôn trọng và thực hiện để thể hiện các giá trị đặc trưng, thực thi sứ mệnh và hiện thực hóa ước mơ của doanh nghiệp. 15 quy tắc ứng xử trong văn hóa EVNNPT đó là:
1. Đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ; 2. Đối với các bộ và cơ quan ngang bộ; 3. Đối với địa phương; 4. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam; 5. Đối với đối tác; 6. Đối với các cơ quan truyền thông và báo chí; 7. Tổng công ty với đơn vị; 8. Các đơn vị với Tổng công ty; 9. Ứng xử giữa các đơn vị với nhau; 10. EVNNPT với CBCNV; 11. CBCNV với EVNNPT; 12. Cấp trên với cấp dưới; 13. Cấp dưới với cấp trên; 14. Ứng xử với đồng nghiệp; 15. Ứng xử với bên ngoài.
VĂN HÓA GIAO TIẾP: Chuẩn mực hành vi thường được biên soạn nhằm giúp các thành viên ra quyết định khi hành động và giúp tổ chức đánh giá hành vi của thành viên.
Chuẩn mực hành vi là cách diễn đạt bằng những ngôn từ, chỉ dẫn, chỉ tiêu, mục tiêu, chỉ báo dấu hiệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với mọi người về những nội dung của văn hoá doanh nghiệp: những giá trị, nguyên tắc cần tôn trọng, thế nào là đúng, là sai, nên hay không nên, phương pháp hành động đúng đắn. Đây là những định nghĩa cụ thể về giá trị, niềm tin, lối sống, khuôn mẫu hay quy tắc hành động chủ đạo các thành viên cần tôn trọng và thực hiện.
18 văn hóa giao tiếp trong văn hóa EVNNPT đó là: (Đọc lần lượt cho nổi chữ lên màn hình: 1. Văn hóa đúng giờ; 2. Văn hóa chào hỏi; 3. Văn hóa bắt tay; 4. Văn hóa danh thiếp; 5. Văn hóa giới thiệu và tự giới thiệu; 6. Văn hóa hội họp; 7. Văn hóa làm việc; 8. Văn hóa góp ý; 9. Văn hóa lắng nghe; 10. Văn hóa nói chuyện và trao đổi; 11. Văn hóa giao tiếp qua điện thoại; 12. Văn hóa giao tiếp qua thư điện thử; 13. Văn hóa trang phục và dồng phục; 14. Văn hóa sử dụng không gian nơi làm việc; 15. Văn hóa trên xe ô tô; 16. Văn hóa tổ chức tiệc và dự tiệc; 17. Văn hóa trách nhiệm với cộng đồng xã hội; 18. Văn hóa xây dựng hình ảnh )
Theo kế hoạch triển khai văn hóa EVNNPT năm 2022, Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung được giao nhiệm vụ về việc xây dựng clip Văn hóa giao tiếp – Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. Đây là một trong 18 nét văn hóa ứng xử được đề cập trong Tài liệu văn hóa của EVNNPT.
Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên luôn là vấn đề mà mỗi CBCNV trong một tổ chức luôn phải quan tâm. Như chúng ta đã biết, môi trường công sở hay bất cứ môi trường làm việc khi có phân vị thứ cấp bậc cũng đòi hỏi một cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị trong giao tiếp và cả trong cuộc sống. Vậy như thế nào là cách ứng xử phù hợp và đúng chuẩn mực? Đó là:
- Tôn trọng và tin tưởng cấp trên, có tính cam kết và tinh thần hợp tác cao. Tuân thủ sự phân công và các ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Tranh luận, thảo luận đưa ra các ý tưởng để thực hiện tốt công việc nhưng khi quyết định đã được cấp trên đưa ra thì phải tuân thủ.
- Bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm, ý kiến của mình. Góp ý trực tiếp, thẳng thắn, rõ ràng và thiện chí. Khi xảy ra bất đồng quan điểm, có ý kiến hay cách làm khác với cấp trên cần ứng xử khéo léo và góp ý tế nhị, tránh gây bất hòa và không tranh cãi với cấp trên.
Có thể nói, mục đích duy nhất của việc xây dựng văn hóa công sở chính là tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy hiệu quả công việc, tạo được sự tôn trọng, nể phục, tín nhiệm cùng với sự cẩn trọng trong công việc của cấp dưới đối với cấp trên. Bên cạnh đó, thái độ trong công việc cũng sẽ phần nào toát lên bản chất của mỗi chúng ta. Phát biểu lời nói phải giữ đúng phép tắc, lời nói có văn hóa là văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên.
Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đúng chuẩn mực sẽ tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái và vui vẻ. Đây là một nét đẹp của văn hóa nơi công sở và là một trong những nét văn hóa ứng xử quan trọng nhất trong Văn hóa EVNNPT mà mỗi CBCNV EVNNPT/CPMB cần thấm nhuần trong giao tiếp.
Sau đây mời các anh chị đồng nghiệp cùng theo dõi video clip Văn hóa EVNNPT - Văn hóa giao tiếp: Cấp dưới với cấp trên – của Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung
https://www.youtube.com/watch?v=F7jeG425pwk&t=19s
07/09/2022