Thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025: “Vì một Việt Nam không rác thải nhựa - Hành động hôm nay, sống xanh mai sau”

Số lượt xem: 556

 

Chúng tôi có mặt ở các tỉnh Nam Trung bộ vào những ngày cái nắng mùa khô đã lên đến đỉnh điểm và nơi đây đồi núi, đồng ruộng,.. khát khô. Năm nay, tình hình hạn hán ở các tỉnh Miền Trung đã trở nên căng thẳng nhất trong vòng  gần 50 năm qua. Hạn hán đã hút gần như cạn kiệt nước trên các ao hồ, sông suối...
 


Công nhân Truyền tải Điện Bình Định chủ động đốt thực bì phòng ngừa cháy rừng bạch đàn trên đỉnh đèo Cù Mông. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Theo cái nắng nóng giữa mùa khô, chúng tôi rong ruổi trên quốc lộ 1 từ Bình Định vào Khánh Hòa,  hai bên đường là những quả đồi hoang hóa, nham nhở, đang trơ ra những gốc cây khô cằn cứ thế nối tiếp nhau. Dòng sông Ba vốn dữ dội là vậy mà giờ đây cũng đã khô kiệt. Tại Phú Yên, nhiều hộ dân ở huyện Sơn Hòa đã rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán khiến cho việc trồng trọt của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cuộc sống người dân đang khó khăn là vậy, nhưng để vận hành an toàn đường dây truyền tải lại càng khó khăn gấp bội vì những người lính truyền tải không chỉ chiến đấu với khô hạn, nắng nóng mà còn  phải chiến đấu… với lửa.
 
Cuộc chiến với lửa
 
Giám đốc Truyền tải điện Phú Yên Nguyễn Duy Ngọ lo lắng, từ cuối tháng 4 cho đến nay, ở bất cứ cuộc họp nào cũng rôm rả đề tài “lửa” và “cháy”. Chưa có mùa khô năm nào tình trạng cháy rừng, cháy mía lại diễn ra nhiều và nóng bỏng đến như vậy. Để ngăn ngừa cháy rừng, cháy mía ảnh hưởng đến vận hành đường dây 220kV trên địa bàn Phú Yên, anh em huy động toàn bộ lực lượng trực chiến trên tuyến 24/24h. Khi chúng tôi có mặt tại hạ Sông Ba, nơi đường dây 220kV đi qua với chiều dài khoảng 20km là ruộng mía của dân. Mía đã được thu hoạch, nỗi lo đã vơi đi phần nào. Giám đốc Nguyễn Duy Ngọ nói, nhớ vào thời điểm này của tháng trước, mía chưa được thu hoạch, anh em “ăn không no, ngủ không yên”, đi gặp chủ mía để xin hỗ trợ họ chặt mía, dân không cho. Tìm cách khác, gặp lãnh đạo Nhà máy đường xin cấp giấy để các hộ có ruộng mía nằm dưới đường dây được thu hoạch sớm. Có hộ còn tỏ ra khó chịu khi anh em công nhân cứ đến “xin việc” như vậy. Nhưng biết làm sao, bảo vệ đường dây để dòng điện thông suốt là công việc quan trọng nhất của người lính truyền tải. Khi đã xảy ra sự cố thì dù vì bất cứ lý do gì cũng vẫn phải làm kiểm điểm. Đơn cử như vụ gây sự cố đường dây do cháy mía từ tháng trước. Chỉ đi ăn trưa khoảng 30 phút, đám cháy mía cách hành lang lưới điện khá xa nhưng do có gió, nhiệt độ ngoài trời cao nên đám cháy lan nhanh không kiểm soát được. Cấp trên yêu cầu kiểm điểm đi kiểm điểm lại vẫn chưa tìm ra lỗi. Cũng đúng thôi, hành lang tuyến, nơi có nguy cơ cháy cao đã làm việc với chính quyền địa phương cho phép phát rộng đến 14m (quy định là 7m), anh em đi vận động và giúp dân thu hoạch mía sớm,…tất cả các quy định, quy trình đều đúng, nhưng thiên tai quả là khó lường.     
 
Vơi đi nỗi lo cháy mía, còn nỗi lo cháy rừng. Theo thông báo mới đây của Cục Kiểm lâm - Bộ NN-PTNT, 3 tỉnh Nam Trung Bộ là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đều có nguy cơ cháy rừng cao. Một số huyện của tỉnh Bình Định được cảnh báo cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp 5), tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ở cấp nguy hiểm (cấp 4). Nguyên nhân chính là do các vùng rừng của 3 tỉnh nói trên hầu như không có mưa trong thời gian qua, thời tiết đang khô hanh nên rất dễ xảy ra cháy rừng. Tại Phú Yên, thời tiết khô hanh do nắng nóng bắt đầu từ tháng 3 và hiện đã lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ trên 40 độ C; trong đó, huyện Sơn Hòa có nhiệt độ cao nhất. Hiện nhiều khu vực rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai và Đèo Cả, các Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và một số khu vực khác đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng lớn trên diện rộng nếu không có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Gây ra cháy chủ yếu là do người dân mang thiết bị phát lửa, sử dụng lửa trong rừng, đốt nương làm rẫy và những sơ ý  khác khi dùng lửa ở những khu vực có nguy cơ cháy cao. Phú Yên có gần 67.000 ha rừng trồng (trong đó có 61.300 ha rừng khép tán trên 3 năm tuổi) là loại rừng thực bì dày nên dễ  cháy và lan nhanh nhất. 
 
Gặp Giám đốc Truyền tải điện Bình Định Đặng Đình Phụng đang cùng anh em kiểm tra tuyến tại khu vực rừng đèo Cù Mông trong cái nắng nóng lên tới 42 độ C. Bình Định có gần 311.000 ha đất có rừng, theo thống kê của ngành kiểm lâm, trong vài năm gần đây, nạn cháy rừng trên địa bàn tỉnh xảy ra ngày càng nghiêm trọng, số vụ cháy rừng tăng theo từng năm. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 57 vụ cháy rừng làm thiệt hại gần 415 ha rừng. Từ đầu năm đến nay, đã xuất hiện nhiều đám cháy nhỏ. Từ đầu năm, anh em đã ra quân làm sạch hành lang tuyến, đặc biệt, từ tháng 4 đến nay, làm thông cả thứ 7, Chủ nhật và 6 ngày lễ 30-4 và 1-5 nên đã giúp dân thu hoạch 62.853 m2 mía, phát quang hành lang tuyến 111.762m2 cây rừng và 40.260m2 các cây khác có nguy cơ cháy. Khối lượng còn lại, theo Giám đốc Đặng Đình Phụng, đến khoảng 10-6 là hoàn thành. 
 
Cả một dải Miền Trung suốt một tháng qua nóng như một cái chảo rang. Khắp nơi từ đô thị, rừng núi, ruộng đồng đều quay quắt vì  nắng nóng. Nên mặc dù mới vào đầu mùa khô nhưng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tình trạng mía cháy đã xảy ra liên tục và ở mức đáng báo động. Từ đầu vụ đến nay, thị xã Ninh Hòa ( tỉnh Khánh Hòa) có khoảng 11.200 ha mía đang vào mùa thu hoạch nhưng liên tục xảy ra các vụ cháy, đặc biệt là vùng mía tập trung tại xã Ninh Tây. Mía cháy hàng loạt khiến người trồng rơi vào tình cảnh điêu đứng. Được biết, chỉ từ ngày 20 đến 30-3, trên địa bàn xã đã xảy ra liên tiếp 3 vụ cháy mía trên diện rộng, thiêu rụi trên 63 ha. Tính đến nay, tổng diện tích mía bị cháy tại xã này đã lên đến trên 93 ha, tương đương sản lượng 4.815 tấn, thiệt hại lên tới hàng tỉ đồng. Ngoài ra, các xã khác như: Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thượng… cũng bị cháy hàng chục héc-ta mía.  Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng kéo dài, khiến nguy cơ cháy rất cao. Chỉ cần một tàn thuốc lá cũng đủ bùng phát thành đám cháy lớn, lan rộng. 
 
Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 Hoàng Xuân Phong cho biết, từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 3 lần sự cố đều trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nguyên nhân do cháy rừng và cháy mía nhưng đều nằm ngoài hành lang lưới điện. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 21-3-2015, do cháy ruộng mía của ông Nguyễn Văn Đông lan sang cháy ruộng mía của ông Nguyễn Quốc Sĩ. Lúc này có lỗ xoáy đã cuốn cột lửa, khói bốc cao trùm vào đường dây 220kV Krông Buk-Nha Trang gây sự cố. Vụ thứ 2, xảy ra ngày 20-4-2015, do một số người dân tộc Tày chiếm rừng trái phép, phát quang làm nương rẫy bên ngoài hành lang lưới điện phía sườn đồi làm cho một số cây trượt xuống sườn dốc và thung lũng. Khi người dân đốt rẫy, có gió lớn đã làm lửa cháy lan theo sường dốc đến thung lũng gây sự cố đường dây 500kV Pleiku-Di Linh. Vụ thứ 3, xảy ra ngày 12-5-2015, do cháy ruộng mía đang thu hoạch của ông Nguyễn Rơn ở phía ngoài hành lang lưới điện cháy lan sang ruộng mía giống của ông Nguyễn Rành và ruộng mía đang thu hoạch của ông Cao Hùng. Do lúc này thời tiết hanh khô có giông và gió lốc nên cột lửa và khói bốc cao cuốn vào đường dây gây sự cố đường dây 220kV Krông Buk-Nha Trang. Mặc dù, ngay từ đầu năm Công ty đã triển khai các giải pháp phòng chống như trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương, các ngành liên quan như Lâm nghiệp, Công an, các Nhà máy đường cùng phối hợp bảo vệ hành lang lưới điện cao áp. Đặc biệt, đã cử lực lượng quản lý vận hành giúp chủ các ruộng mía thu hoạch, thu dọn lá mía và canh trực khu vực có ruộng mía để sớm phát hiện cháy để kịp thời dập tắt.
 

Công nhân Truyền tải Điện Phú Yên tăng cường kiểm tra thiết bị trạm biến áp 220kV Tuy Hòa phòng ngừa sự cố do nhiệt độ cao. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Tự hào người lính bảo vệ đường dây
 
Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 Hoàng Xuân Phong cho biết, với tổng chiều dài hơn 4.222km  đường dây do Công ty Truyền tải điện 3 quản lý, đều đi quan khu vực có khí hậu khắc nghiệt. Ở khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa thì gió  bão và lũ quét thường xảy ra; mùa khô thì nắng nóng kéo dài, đêm sương mù dày đặc, nhiệt độ môi trường dao động với biên độ lớn, bụi đất đỏ Bazan nhiều kèm với gió lốc mạnh, sương mù nên sứ cách điện bị nhiễm bẩn rất nhanh. Các yếu tố trên đã làm cho cách điện nhanh chóng bị bám bụi, nhanh suy giảm cách điện. Đường dây đi qua vùng nhiễm mặn, vùng sương muối nhanh bị rỉ mục. Các sự cố đường dây 500kV Pleiku-Phú Lâm (ngày 28-1-2009), 500kV Pleiku-ĐăkNông (ngày 21-3-2012), 500kV ĐăkNông- Phú Lâm (ngày 16-4-2012) và 500kV Plaiku-Di Linh (8-2-2013) đều do sương muối dày đặc kèm với nhiễm bẩn gây phóng điện qua chuỗi cách điện. Công ty thường xuyên cho anh em kiểm tra trị số tiếp địa theo quy trình và xử lý ngay các trường hợp tiếp địa không đạt phát sinh trong vận hành, tuy nhiên, do địa hình đường dây truyền tải đi qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ giông sét cao nên vẫn xảy ra sự cố do giông sét, đặc biệt là các đường dây 220kV.
 
Để đảm bảo điện cho mùa khô năm 2015, ngay từ cuối năm 2014, các đơn vị truyền tải đã triển khai đo kiểm tra vầng quang và có kế hoạch vệ sinh cách điện vùng nhiễm bẩn, đo kiểm tra nhiệt độ mối nối, đấu cốt lèo…đồng thời, thống kê các khoảng cột xung yếu cần theo dõi và xử lý. Tính đến nay, Công ty đã phát quang, thu dọn và tạo hành lang chống cháy an toàn đường dây truyền tải với khối lượng 5.139.707m2 (trong đó diện tích mía là 1.123.904m2, cây rừng 3.755.893m2 và các loại cây khác có nguy cơ cháy là 259.910m2).
 
Suốt một tháng nắng nóng, anh em ở tất cả các đơn vị Truyền tải  tăng cường công tác kiểm tra ngày đêm trên tuyến. Tập trung kiểm tra các đường dây dễ bị nhiễm bẩn, sương mù, sương muối, giông sét…, như: các đường dây 500kV: Pleiku-ĐăkNông, ĐăkNông- Cầu Bông, Pleiku-Cầu Bông, Di Linh- Tân Định…và các đường dây 220kV; Pleiku-An Khê-Quy Nhơn, Di Linh-Bảo Lộc…
 
Bữa cơm trên tuyến của người lính truyền tải là những suất cơm hộp hết sức đạm bạc, ai cũng ăn vội vã. Tuy vậy, câu chuyện bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, phòng chống cháy rừng mùa khô không kém phần rôm rả khi mọi người tranh luận “vật chất và ý thức cái nào có trước” khi nói về kết quả của người làm công tác truyền tải với tuyên truyền về bảo vệ hành lang lưới điện. Mặc cho điều gì có trước, với những người lính truyền tải, miễn dòng điện được truyền tải an toàn, liên tục thì họ an tâm khi nghỉ tuần và khoác hành trang về thăm nhà ngày phép với niềm tự hào là người lính bảo vệ dòng điện cho Tổ Quốc.
03/06/2015
 

» HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 SAU HƠN 6 THÁNG THI CÔNG: CHIẾN DỊCH THẦN TỐC

» THẦN TỐC HƠN NỮA HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 ĐÚNG TIẾN ĐỘ

» VƯỢT KHÓ ĐỂ ĐƯA DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 VỀ ĐÍCH

» Thủ tướng Chính phủ biểu dương các lực lượng thi công đường dây 500KV Mạch 3

» Thi đua “Nước rút, thần tốc” để hoàn thành đường dây 500 Kv Mạch 3

» Đường dây 500kV mạch 3 trước ngày về đích | Năng lượng xanh

» Tăng cường nhân lực tại khắp mọi miền để thi công dựng cột, kéo dây dự án đường dây 500kv mạch 3

» Thi công dự án đường dây 500 kv mạch 3 tại vị trí hiểm trở sẽ như thế nào?

» Phát động thi đua dự án đường dây 500kv mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên)

» Thi công xuyên tết trên công trường dự án đường dây 500kv mạch 3 Quảng Trạch Phố Nối

» Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá học tập - Nét đẹp trong Văn hoá EVN/EVNNPT và CPMB

» CPMB - Hành trình 35 năm đưa dòng điện vươn xa

» Lễ đặt biển TBA Vân Phong

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 4)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 3)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 2)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 1)

» Bản tin 12 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2022

» Ký sự truyền hình: Đường dây thế kỷ - Tập 5: Thắp sáng buôn làng

» 5 năm – Một dự án truyền tải điện vẫn đợi mặt bằng

» CÁC DỰ ÁN GIẢI TỎA CÔNG SUẤT CHO NMNĐ BOT VÂN PHONG 1: TĂNG TỐC VỀ ĐÍCH

» Phóng sự: Phát triển hạ tầng truyền tải điện gắn với quy hoạch điện VIII

» Đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải điện

» Câu chuyện hôm nay: Làm gì để dự án điện cấp bách về đích đúng hẹn?

» Những hoạt động nổi bật của EVNNPT năm 2021

» Quảng Nam: Tổ chức bảo vệ thi công đường dây 500Kv

» Đóng điện đường dây 500kv mạch 3 đoạn dốc sỏi - Pleiku 2 (VTV8)

» EVNnews Số 48 năm 2021

» Tháo gỡ khó khăn công tác đền bù giải phóng mặt bằng đường dây 500kV mạch 3 tuyến Dốc Sỏi- Pleiku 2

» Giải bài toán áp lực truyền tải điện

» Bản tin ngành điện tháng 8

» Trạm biến áp 220kV Ninh Phước và đấu nối được gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ III

» EVNNPT làm việc với tỉnh ủy Hà Tĩnh liên quan đến công tác BTGPMB dự án Đường dây 500kV nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng và Sân phân phối 500kV Trung tâm điện lực Quảng Trạch

» Chuyên mục Năng lượng và Cuộc sống: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3

» Phó Thủ tướng Trịnh Dũng làm việc với UBND thành phố ĐN về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500Kv mạch 3 - VTV1 19h

» Phó Thủ tướng Trịnh Dũng làm việc với UBND thành phố ĐN về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500Kv mạch 3 - VTV8 18h

» Thời sự 19h VTV1 (18/02/2020) - Chậm tiến độ đường dây 500Kv Bắc Nam mạch 3

» Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, an toàn lao động trên công trình ĐZ 500kV mạch 3

» Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại Gia Lai của đường dây 500 Kv mạch 3

» Tết sớm trên công trường DZ 500Kv Mạch 3 - Thời sự 19h VTV1

» Khởi công các dự án ĐZ 500 kV Nhiệt điện Quảng Trạch – Vũng Áng và sân phân phối 500 kV TTĐL Quảng Trạch, ĐZ 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, ĐZ 500 kV Dốc Sỏi – Pleiku 2

» Phim kỷ niệm 30 năm thành lập CPMB (07/7/1988-07/7/2018)

» Các công trình trọng điểm giai đoạn 2011 đến nay

» Hội diễn văn nghệ và teambuilding chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập CPMB (07/7/1988-07/7/2018)

» EVN làm việc với các địa Phương về triển khai ĐTXD ĐZ 500kV Mạch 3 Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2

» Bản tin EVNnews số 39 đưa tin EVNNPT sẵn sàng ứng dụng công nghệ 3D cho các dự án lưới điện

» Phóng sự trên kênh Truyền hình Thông tấn ngày 19/7/2016: 10 năm Trạm 220 kV Vũng Tàu mới có thể giải phóng mặt bằng

» Bản tin Thời sự VTV1 ngày 30/3/2016: Kết nối truyền tải điện với Lào

» Phóng sự trên kênh Truyền hình Quốc hội ngày 11/02/2016: "Xuân về trên công trình điện Quốc gia"

» Phóng sự trên kênh truyền hình Nhân dân ngày 08/02/2016: "Đón tết cùng công nhân ngành điện"

» Phóng sự trên HTV1 18h30 ngày 07/02/2016: Đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố Hà Nội trong dịp Tết Bính Thân 2016

 

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH

ĐIỆN MIỀN TRUNG

Giấy phép số: 578/GP-STTTT ngày 14/06/2024 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Xuân Hòa -  Giám đốc 
Địa chỉ: Số 207 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Copyright 2013 AMT
Allright reserved. Power by AMT

Điện thoại: 0236.2220366
Fax: 0236.2220367

 

HỖ TRỢ

Liên hệ ban biên tập
Liên hệ quảng cáo
Emaill hỗ trợ
Đóng góp ý kiến
MẠNG XÃ HỘI

Facebook
Twitter
RSS